BÉ LÀ HỌC SINH LỚP 6. ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN DẬY THÌ. THUỘC THỂ TẠNG KAPHA. DO CO RÚT GÂN CƠ NÊN BÀN CHÂN CÀNG NGÀY CÀNG LỆCH GÓT KHÔNG CHẠM SÀN, DI CHUYỂN KHÓ KHĂN
Mermaid Wellness
22/07/2024 02:30:31 Tin tức 1
Chia sẻ:

BÉ LÀ HỌC SINH LỚP 6. ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN DẬY THÌ. THUỘC THỂ TẠNG KAPHA. DO CO RÚT GÂN CƠ NÊN BÀN CHÂN CÀNG NGÀY CÀNG LỆCH GÓT KHÔNG CHẠM SÀN, DI CHUYỂN KHÓ KHĂN

YOGA CÓ CẢI THIỆN ĐƯỢC KHÔNG???

Ngày đầu tiên gặp bé gái cao, to, tôi không nghĩ bé mới lớp 6. Nhưng khi thấy mẹ vỗ về yêu thương, nâng đỡ bé đứng lên, ngồi xuống, đội mũ giúp bé, hôn má, hôn trán mỗi lần bé mất tập trung điều gì … tôi tưởng “bé lớp 3 mà dậy thì phổng phao” ???

Qua kiểm tra, bé thuộc tạng Kapha, đang trong giai đoạn dậy thì, hơi béo phì, nặng nề, chậm, ít nói, ít hoạt động, cơ chân tay yếu, mắt cận, hạn chế tầm nhìn.

Nhìn dáng đi khập khiểng, chân cao, chân thấp, không thăng bằng, nên lúc nào cũng có mẹ sát cánh nâng đỡ, sợ bé té.

Ai cũng yêu thương con, nhưng hãy trao cho con tình yêu vĩ đại, để con tự do làm chủ trên đôi chân của chính mình. Liệu mẹ có nâng đỡ con đến tuổi 18-20. Liệu mẹ có đi suốt bên con cả cuộc đời.

Tôi muốn chữa bệnh cho mẹ bạn ấy. Mẹ hãy đừng nuông chiều con theo cách “tội nghiệp” con. Hãy đứng xa quan sát con nổ lực như thế nào. Hãy có niềm tin vào sự mạnh mẽ của con. Cũng đừng nựng nịu con quá mức làm con xấu hổ, không thoải mái. Con đã dậy thì. Con đã lớn.

Có bao nhiêu người mẹ đau buồn, tức giận khi con thể hiện không nghe lời?

Có bao nhiêu cha mẹ làm lơ với thái độ phản kháng của con?

Cha mẹ hãy ít điều khiển lại, quan sát nhiều hơn và bao dung, để con tự tin trưởng thành.

Bàn chân rủ (foot drop) là tình trạng yếu hoặc mất khả năng gập lưng bàn chân. Các cơ có tác dụng gập lưng bàn chân bao gồm cơ chày trước, cơ duỗi các ngón chân dài và cơ duỗi ngón chân cái dài. Nguyên nhân làm yếu nhóm cơ này là do tổn thương cơ và thần kinh chi phối cho chúng.

Qua 10 ngày bé tập yoga, kết quả mà đội ngũ giáo viên vui sướng nhất chính là bé đã tự đứng lên, ngồi xuống không cần vịn. Bàn chân bước đi vững vàng, má bàn chân chạm sàn hoàn toàn. Bài tập nhấn gót chân trải mũi chân trên bậc cầu thang giúp cho bé tự tin, tăng sức mạnh cơ cẳng chân, làm linh hoạt gân và dây chằng quanh khớp cổ chân.

Bé biết cách hít thở tốt, gót và bàn chân đã chạm sàn được 90% và tự đứng dậy bằng sức của mình.

Mẹ bé cho biết:

“Bé từ trước đến giờ chưa tự đứng lên, do cơ chân tay yếu, có thói quen trưa không ngủ trưa. HA trước tập 98/57, Nhịp tim rất nhanh 105, nồng độ oxi trong máu 97. Sau khi tập xong HA và nhịp tim ổn định tốt lên nhiều, HA là 102/68, nhịp tim 82 và SPO2 lên 99.

Bài tập mà bé theo liệu trình là Bài Hít thở - Bài tập mắt - Bài tập khớp tay - Bài tập chân và làm mạnh cơ.

Bài tập giúp máu huyết lưu thông, cải thiện tầm nhìn và giúp sáng mắt hơn, kéo giãn linh hoạt các cơ xương khớp, làm mạnh cơ, giảm bớt sự căng thẳng của hệ thần kinh, tăng cường chất lượng giấc ngủ.

Bài viết liên quan

Tập lặp đi lặp lại asana nhiều lần thì có chán không?

Tập lặp đi lặp lại asana nhiều lần thì có chán không?

Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập yoga một cách có ý thức, hướng vào bên trong bản thân. Khi ta làm như vậy, ta sẽ khai thác được nguồn năng lượng và trí tuệ vô tận bên trong...
Xem chi tiết
01/01/1970
Vì sao chúng ta cảm thấy nặng nề, bế tắc?

Vì sao chúng ta cảm thấy nặng nề, bế tắc?

Chúng ta thường bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ tiêu cực, những thói quen xấu, khiến cuộc sống trở nên nặng nề và bế tắc.Vì sao chúng ta cảm thấy nặng nề, bế tắc?
Xem chi tiết
01/01/1970